6 CÁCH ĐƠN GIẢN KIỂM TRA CẤU HÌNH PC - LAPTOP KHÔNG CẦN PHẦN MỀM

Có đôi lúc máy tính của bạn sử dụng chậm không còn mượt hay nhanh nhạy như lúc ban đầu, bạn cần kiểm tra cấu hình để nâng cấp hoặc sửa chữa máy tính, laptop. Dưới đây là 6 cách đơn giản để kiểm tra cấu hình máy tính, laptop không cần phần mềm hãy cùng với Máy tính Biên Hòa tìm hiểu nhé!

Vậy tại sao phải kiểm tra cấu hình của laptop ? Chúng ta sẽ cùng xem một số lợi ích từ nó nhé.

 

Lợi ích của việc kiểm tra cấu hình laptop:

  • Xác định xem máy tính, laptop có đủ mạnh để cài đặt và chơi mượt các tựa game hay chạy các phần mềm không.
  • Kiểm tra xem máy tính phù hợp để cài đặt phiên bản Windows nào, có nên cập nhật hay không.
  • Hỗ trợ đưa ra quyết định nâng cấp phần cứng cho phù hợp.

 

Sau đây là các bước để các bạn có thể kiểm tra cấu hình của máy và các thao tác này đượ thực hiện trên laptop HP, hệ điều hành Windows 7 nhưng các dòng máy khác cũng có cách áp dụng tương tự.

1. Kiểm tra cấu hình máy tính bằng Computer Properties

Đây là thao tác đơn giản nhất, được sử dụng rộng rãi trên các phiên bản Windows từ XP, Vista, 7,... tới Windows 10.

Đầu tiên, bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng My Computer ngay trên desktop rồi chọn Properties.

Tại đây, chúng ta sẽ biết được thông tin về hệ điều hành, thông số CPU, RAM, tình trạng kích hoạt của Windows, tên người dùng, tên máy tính,... Đồng thời, trong mục System type bạn sẽ biết máy tính đang được cài Windows 32-bit hay Windows 64-bit.

2. Kiểm tra cấu hình máy tính trong phần About

Với các máy tính sử dụng Windows 10 và Windows 11, bạn cũng có thể kiểm tra cấu hình laptop bằng các bước đơn giản như sau:

Bước 1: Bạn vào Settings > Chọn System.

Bạn vào Setting > Chọn System.

Bước 2: Chọn About. Tại đây, bạn được phiên bản CPU, dung lượng RAM, phiên bản Windows cũng như các thông số kỹ thuật khác.

Chọn About

3. Kiểm tra cấu hình máy tính bằng Task Manager

Trên bàn phím bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc để mở Task Manager > Chọn Performance.

Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc > Chọn Performance.

Chọn CPU để xem tên CPU và xung nhịp tối đa ở phần Base Speed.

  • Chọn Memory để xem dung lượng tối đa ở ngang chữ Memory, phần BUS RAM được ghi ở Speed.

Chọn Memory để xem dung lượng tối đa ở ngang chữ Memory, phần BUS RAM được ghi ở Speed.

  • Chọn GPU để xem thông tin card đồ họa máy tính, phần GPU Memory thể hiện bộ nhớ đồ họa tối đa trên máy tính.

Chọn GPU để xem thông tin card đồ họa máy tính, phần GPU Memory thể hiện bộ nhớ đồ họa tối đa trên máy tính.

4. Kiểm tra cấu hình máy tính bằng DirectX

Trên bàn phím bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R, để mở hộp thoại Run. Sau đó, bạn gõ vào dxdiag rồi Enter.

Xem thông tin máy tính với lệnh dxdiag

Cửa sổ DirectX Diagnostic Tool sẽ hiển thị các thông tin tương tự như với Computer Properties, bên cạnh có còn có thông số về màn hình (Display), âm thanh (Sound) và các thiết bị nhập liệu, hỗ trợ (Input).

Cửa sổ DirectX Diagnostic Tool

5. Kiểm tra thông tin máy tính bằng lệnh msinfo32

Trên bàn phím bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R, nhập vào msinfo32 để xem toàn bộ thông tin máy tính, không chỉ có cấu hình mà còn có cả các thông tin về phần cứng, phần mềm cùng các thành phần khác trên máy.

Kiểm tra thông tin máy tính bằng lệnh msinfo32

Cửa sổ System Information hiện ra, cho phép bạn xem rất nhiều thông số của hệ thống như: Tên hệ điều hành kèm phiên bản Windows 32bit hay 64bit, tên hệ thống, nhà sản xuất máy tính, bộ vi xử lý, kéo xuống dưới một chút là các thông số của RAM,...

Nếu muốn biết chi tiết về phần cứng, phần mềm hay các thành phần khác có thể điều hướng trong menu bên trái.

Cửa sổ System Information

6. Nhận biết và nâng cấp cấu hình máy tính phù hợp sau khi kiểm tra

Nâng cấp RAM

Nếu hiện tại máy tính của bạn đang có dung lượng RAM khoảng 4GB nhưng bạn lại muốn chạy cùng lúc nhiều chương trình, ứng dụng,... thì việc trang bị thêm thanh RAM rời là vô cùng cần thiết. Thông thường, RAM 8GB sẽ hỗ trợ tốt việc đa nhiệm, đa tác vụ một cách mượt mà.

Nâng cấp ổ cứng SSD

Ổ cứng SSD có tốc độ xử lý vượt trội hơn so với ổ cứng HDD, cho phép đọc ghi dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả hơn. Do đó, bạn có thể trang bị một chiếc ổ cứng SSD nếu cảm thấy cần thiết.

Nâng cấp ổ cứng SSD

Trang bị thêm card đồ hoạ rời

Nếu bạn thường sử dụng các phần mềm như đồ họa, thiết kế, 3D hoặc là chơi các tựa game khủng thì bạn nên trang bị thêm card đồ hoạ rời. Linh kiện này sẽ giúp máy tính, laptop của bạn tăng tốc độ và hiệu năng xử lí hình ảnh, video, 3D,... để mang đến trải nghiệm mượt mà nhất.

 

Trên đây là 6 cách đơn giản để kiểm tra cấu hình laptop, máy tính bàn đơn giản nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình sử dụng máy tính nhé!

Bài viết hôm nay đã hết cám ơn các bạn đã theo dõi. Hẹn gặp các bạn ở bài viết sau. Hãy đến với Máy tính Biên Hòa để nhận được sự phục vụ tốt nhất từ chúng mình nhé !

Số HOTLINE: 1800.799.999 HOẶC CHAT TRỰC TIẾP TRÊN WEBSITE nhé !

 
 
-->