Thời Gian Phản Hồi và Tần Số Quét Của Màn Hình Là Gì?

Khi chọn mua màn hình máy tính mới, có rất nhiều yếu tố mà bạn cần phải cân nhắc như kích thước, độ phân giải, tỉ lệ màn hình… Trong đó, có một số yếu tố thường bị mọi người bỏ quên, đó là thời gian phản hồi (response time) và tần số quét màn hình (refresh rate).

Vậy những thông số này là gì? Và có ý nghĩa như thế nào đối với màn hình máy tính? Hãy cùng MTBH tìm hiểu dưới bài viết dưới đây nhé.

 

♦ Reponse Time - Thời gian phản hồi:

    Thời gian phản hồi là thời gian màn hình của bạn chuyển từ màu này sang màu khác, thường từ đen sang trắng rồi lại đen một lần nữa, và tính theo mili giây (ms). Thông thường, thời gian phản hồi của màn hình LCD là dưới 10 ms, nhưng một số khác chỉ 1 ms. Khoảng thời gian này càng thấp thì hiện tượng ảnh mờ bóng ma càng ít xảy ra, đồng thời chất lượng và màu sắc hình ảnh càng đẹp hơn.

    Tuy nhiên, cách tính này không thống nhất. Một số nhà sản xuất tính thời gian màn hình chuyển từ đen sang trắng, hay đen sang trắng rồi đen, hoặc phổ biến hơn là xám sang xám.

Response Time


   Tại sao bạn muốn có thời gian phản hồi thấp?

   Hầu hết người dùng máy tính đều không để ý đến thời gian phản hồi màn hình của mình. Khi lướt web, viết email, soạn văn bản hay chỉnh sửa ảnh, độ trễ giữa các màu sắc thay đổi trên màn hình nhanh đến mức bạn không thể nhận ra sự khác biệt. Ngay cả khi xem video trên màn hình máy tính và TV, thường không có độ trễ đủ lớn để người xem chú ý.

Nhưng chơi game lại khác. Đối với game thủ, màn hình chơi game đòi hỏi thời gian phản hồi nhanh để hiển thị các hình ảnh di chuyển mà không gây ra lỗi. Điều này có thể quyết định thắng bại của cả trận đấu, khi mỗi mili giây được tính dựa trên sự khác biệt giữa các tay súng bắn tỉa từ xa, hay một vòng hoàn hảo của game đua xe. Vì vậy, nếu muốn tìm một màn hình để chơi game, bạn nên chọn loại có thời gian phản hồi từ 1 đến 5 mili giây.

   Những loại màn hình nào là có thời gian phản hồi nhanh nhất?

   Đối với máy tính xách tay hoặc điện thoại, bạn thường không có một lựa chọn nào cho thời gian phản hồi. Nhưng nếu mua một màn hình mới cho PC chơi game của mình, bạn sẽ cần loại tấm nền tốt nhất và cho thời gian phản hồi thấp.

   Hiện có 3 loại màn hình LCD phổ biến trên thị trường, gồm:

   Tấm màn hình TN (Twisted NIAL): Giá rẻ nhưng dải màu kém. Đây là một trong những sản phẩm có thời gian phản hồi thấp, vì thế rất phù hợp khi chơi game. Tuy nhiên, tấm nền TN có góc nhìn hẹp, nếu không ngồi trực diện thì màu sắc ở các góc mờ và nhạt.

   Tấm nền IPS (In-Plane Switching)Có màu sắc ổn định, góc nhìn rộng và tuổi thọ cao, màn hình IPS được lựa chọn bởi các nhà thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh gia, biên tập video hay bất kỳ ai cần độ chính xác về màu sắc.

   Tuy nhiên, tấm nền này lại có thời gian phản hồi chậm hơn so với TN và rất đắt tiền. Do đó, IPS ít được bán trên thị trường như các màn hình chơi game khác.

   Tấm nền VA (Vertical Alignment)Gồm hai biến thể MVA (Multi-domain Vertical Alignment) và PVA (Patterned Vertical Alignment), có thể nói VA là sự kết hợp giữa TN và IPS. Nhiều màn hình chơi game sử dụng tấm nền này hiện có thời gian phản hồi chỉ 1ms.

   VA có góc rộng tương tự IPS và thời gian phản hồi thấp của TN. Nếu bạn muốn mua một màn hình tốt nhất để chơi game, hãy chọn loại có tấm nền TN hoặc VA.

Các tấm nền màn hình 


♦ Refresh Rate - Tần số quét

    Tần số quét là số lượng khung hình mà mắt bạn nhận được từ màn hình  trong vòng một giây được tính bằng đơn vị Hz. Ví dụ như 1 màn hình có tần số quét là 60 Hz có nghĩa là nó có thể hiển thị 60 khung hình/giây. Tần số quét cao sẽ cho ra chất lượng hình ảnh chân thực mượt mà và rõ nét hơn. Nếu tần số quét thấp thì hình ảnh của bạn có thể bị nhòe, chuyển động không chân thực nhất là các pha chuyển động nhanh. Do đó, các chi tiết nhỏ trên ảnh cũng có thể không được rõ ràng và bắt nét đúng.

Tần số quét ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh

    Nguyên tắc hoạt động của tần số quét là vẽ lần lượt từng điểm trên màn hình từ trái sang phải thành một dòng, hết dòng trên xuống dòng dưới cho tới khi hoàn tất một khung hình. So sánh tần số quét 60hz và 120hz, có thể thấy rõ những màn hình Gaming có tốc độ quét hình càng nhanh thì sẽ cho ra hình ảnh mịn cũng như chuyển động mượt mà, hình ảnh sẽ được xuất hiện nhanh hơn, tạo cảm giác thật hơn khi chơi game tốc độ cao.

    Đối với gamer, tần số quét cố định là một vấn đề vì hình ảnh được cập nhật ở những khoảng thời gian cố định (interval), còn bộ xử lí đồ họa (GPU) lại có thời gian dựng khung hình rất khác nhau, có lúc chậm lúc nhanh tuỳ theo chất lượng hình ảnh. Kết quả là hình ảnh cho mỗi khung hình phải thay đổi liên tục. Nếu một khung hình có tần số quét trung bình thì sẽ thấy hình ảnh bị răng cưa, đó là hậu quả của màn hình hiển thị một phần của khung hình cũ và một phần của khung hình mới. Răng cưa là ví dụ rõ ràng nhất khi gặp những khung hình chuyển động nhanh, và điều này khiến gamer rất khó chịu.

    Do đó hiện nay, các hãng chuyên về card màn hình rời đã phát triển rất nhiều công nghệ màn hình nhằm kết hợp với tần số quét để đem lại chất lượng tốt hơn. Một số công nghệ mới nhất hiện nay điển hình là NVIDIA với công nghệ G-Sync và AMD với công nghệ FreeSync.

AMD FreeSync với NVIDIA G-Sync

   NVIDIA với công nghệ G-Sync: 

   Các màn hình hỗ trợ G-Sync có tần số làm mới tự động nhờ đó G-Sync khắc phục hiện tượng xé hình, lag hình hay trễ hình giúp hình ảnh mượt mà tuyệt đối khi chới game tốc độ cao. Nguyên tắc hoạt động của công nghệ G-Sync: nếu một khung hình dựng lâu hơn thời gian dự kiến thì G-Sync làm mới sẽ được nới ra lâu hơn, đủ cho đến khi khung hình mới được dựng xong. Ngược lại, nếu khung hình được dựng nhanh hơn thì G-Sync sẽ rút ngắn lại khoảng thời gian làm mới hình ảnh. Kết quả là không còn khung hình bị răng cưa nữa, không còn hiện khung hình cũ lặp lại và tín hiệu đầu vào do người dùng nhập sẽ được chuyển dịch trực tiếp trên màn hình ngay lập tức.

Công nghệ NVIDIA G-Sync

   AMD với công nghệ màn hình FreeSync:

   Tương tự G-Sync của NVIDIA, công nghệ màn hình FreeSync cũng giúp khắc phục hiện tượng xé hình, lag hình hay trễ hình. Tuy nhiên có một số điểm FreeSync được đánh giá cao hơn như:  

- G-Sync đòi hỏi module phần cứng còn FreeSync thì không: Nhà sản xuất màn hình sẽ cần tích hợp module hỗ trợ G-Sync của NVIDIA lên màn hình của họ, với FreeSync lại không cần một thứ tương tự. AMD tạo ra công nghệ của họ với sức mạnh nằm ngay trong các VGA, hình ảnh được xử lý và truyền qua kết nối DisplayPort, và mới đây nhất là HDMI. Như vậy, màn hình chỉ cần đáp ứng được tốc độ quét và các yếu tố khác mà thôi.

- FreeSync linh hoạt hơn: Trang bị module của G-sync sẽ khiến cho chất lượng hình ảnh của công nghệ màn hình bị phụ thuộc một phần vào phần cứng từ NVIDIA. Trong khi đó, FreeSync đã hỗ trợ hầu hết các kết nối phổ biến hiện nay và bạn có thể thoải mái chọn lựa các cổng kết nối phù hợp với card đồ họa của mình.

Công nghệ AMD Freesync


Vậy là bên cạnh những thông số như như kích thước, độ phân giải, tỉ lệ màn hình,... thì thời gian phản hồi và tần số quét cũng cực kỳ quan trọng đối với người dùng.

Và hiện tại MTBH có rất nhiều dòng màn hình đa dạng từ nhà sản xuất đến chủng loại, phù hợp với nhu cầu của các bạn từ làm văn phòng, người dùng phổ thông đến các game thủ với dòng màn hình Gaming cao cấp để các bạn có thể thoải mái lựa chọn.

Màn hình LCD (xem tại đây)



 

-->